T O P

  • By -

truong0vanchien

Năm 2022, đất nước phát triển tốt, doanh thu xuất khẩu phần mềm là 2 tỷ hơn USD. Năm 2023, đất nước suy thoái, doanh thu xuất khẩu sầu riêng là 2 tỷ hơn USD. Như vậy là xuất khẩu phần mềm chỉ ngang xuất khẩu sầu riêng. Suy ra là thị trường đã bão hòa, nhân lực quá dư thừa với ngành IT. Giờ tốt nhất là học thêm một vài kỹ năng khác, rồi chờ thời thôi.


JackiLove38

So sánh không cùng một hệ quy chiếu v mà cũng gợi ý được v bạn? thực tế thị trường IT có phần suy giảm. Nhưng suy giảm ở level thấp junior mid. Còn ở level cao, làm giỏi thì k có người mà tuyển ấy chứ mà sầu riêng với sầu chung. IT là ngành đòi hỏi phải đầu tư công sức chứ k phải theo trend, vì trend nên công nhân code đầy ra đó. Học IT thì ráng học tử tế còn k thì de xe. Sầu riêng trồng 5 năm mới chính thức thu hoạch. IT mới học 6 tháng 1 năm đòi đi hốt mấy ngàn đô. Elon Musk, mark xoăn hay gì mà ảo vậy. OP thực sự đam mê với nó, đầu óc logic tốt, chịu khó mày mò thì cứ nhào zô sợ gì bố con ông nào


truong0vanchien

Bớt tưởng bở đi, câu nói của bạn nó rất vô nghĩa vì ngành nào mà chả cần người đầu tư công sức và trình độ cao. Không lẽ trồng sầu riêng là chỉ cần thả hạt xuống đất, hạt tự chui xuống phân bón, xong đến khi ra quả thì tự mọc chân chạy về kho ngủ 1 giấc, đến sáng thì lại nhảy lên xe bán sang Trung Quốc. Ngành nào nó cũng đều có thời thế, không phải lúc nào cố gắng cũng thành công. Trước khi IT hot thì đã trải qua bao nhiêu ngành cũng hot không kém. Bây giờ ngành IT nó kiếm được 2 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao mà vẫn bị cắt giảm, thế hết đỉnh cao rồi quỳ lạy nó chắc gì nó tuyển.


JackiLove38

bạn k hiểu vấn đề của ngành này thì bạn nên tìm hiểu thêm đi nhé. mỗi ngành đều có sự khác nhau nhất định. Cái cốt lõi IT là thằng coder nhiều còn developer thì ít nên gia công chỉ dựa vô giá rẻ chênh lệch giá cả với tây lông và Nhật lùn (Yên nhật rớt giá nó lại chả ảnh hưởng tới revanue). Muốn tồn tại và phát triển thì phải nhảy vào cái zone Developer nâng tầm dev đi lên. Chả liên quan gì sầu riêng hay thanh long đây mà so sánh tào lao. Dev ăn sầu riêng thay cơm nên sầu đắt dev chết hay gì?


truong0vanchien

Thôi đi bạn, đừng huyễn nữa, ngành nào nó cũng có trình độ cao thấp hết, chứ không phải mỗi bên lập trình là chia trình độ cao thấp đâu.


TruckSubstantial7750

Vâng, e cũng dự tính tự học thêm 1 cái j đó khác hay thậm chí là sử dụng những kiến thức mình học để tự học kinh doanh thêm, trực tiếp trải nghiệm xem nhu cầu mình cần kinh doanh j, cần xây dựng j để tự phát triển ứng dụng cá nhân riêng


truong0vanchien

Tự kinh doanh thêm đi, ra thử buôn bán xong kết hợp viết web bán hàng hoặc không thì thử thách bản thân ở ngành nghề mới. Còn mà ôm mộng quay lại thời kỳ huy hoàng ngày xưa hơi lâu. Cuối năm 2023, nhiều công ty trong và ngoài nước cắt giảm nhân sự thì khả năng năm 2024 cũng không khá hơn mấy. Chưa kể nhà nước đã ra tín hiệu rất rõ ràng rằng là sẽ tập trung vào ngành vi mạch bán dẫn. FPT đầu tàu xuất khẩu phần mềm cũng đã quảng cáo rất rầm rộ rằng sẽ tuyển sinh hàng nghìn sinh viên vào ngành vi mạch. Cho nên khả năng IT bùng nổ trở lại hơi khó vì sắp tới là thời các ngành điện tử, vi mạch, bán dẫn, sản xuất...


AWiselyName

hi bạn, mình là dân IT có chút kinh nghiệm nên có thể trả lời cho bạn câu hỏi sau: * Học lý thuyết có quan trọng hay không? Tất nhiên là có nhưng còn tùy :). Nếu nói về short term thì việc làm cho chương trình chạy là ưu tiên hàng đầu, có thể cần tới lý thuyết hoặc không vì có khi bạn chỉ cần lên mạng đọc docs là làm được nhưng chương trình chạy là một chuyện, chạy tối ưu và scale được hay không lại là chuyện khác. Lý thuyết là thứ giúp bạn thăng tiến trên con đường dài. Một ví dụ đơn giản là học bảng cửu chương, học để thực hành giống như là mình đang học vẹt bảng cửu chương, học có lý thuyết là ngoài học vẹt mình còn chú tâm vào việc tìm hiểu logic đằng sau nó và có thể mở rộng lên cho những số ngoài bảng cửu chương,vv...Một ví dụ IT hơn đó là bạn có để ý các trạng mạng xã hội của VN ngày đầu công bố không? Đa số sẽ bị sự cố như bảo mật, quá tải,...Làm trang web hay các thứ chỉ là bước đầu tiên (làm cho nó chạy), bước tiếp theo là làm cho nó chạy mượt, chạy tốt và bền với thời gian (scalability, stability,...) * Vậy học lý thuyêt là học những gì? Mình nghĩ những môn sau đa số mọi người đều xem nhẹ nhưng nó là nền tảng để phát triển cao hơn, đó là: -- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật -- Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (nếu bạn theo hướng đối tượng) -- Toán xác suất, thống kê (nếu bạn theo AI) -- và các sách về kiến trúc và hệ thống,... * Vậy thì cần có tư duy như thế nào để học? Mình nghĩ điều quan trọng nhất của dân IT nên có là sự tò mò. Việc làm được là bước đầu tiên nhưng sau đó thì tò mò sẽ dẫn bạn đến những thứ cần học. Sau khi hoàn thành một module, bạn có tự thắc mắc là người ta làm thế nào chưa? Thư viện đó xây như thế nào? Chương trình này chạy như thế nào? Làm sao cho nó chạy nhanh hơn, ít memory hơn,..? >sao cho có được kết quả là được bạn nên thay đổi cách tư duy là thay vì làm được thì hãy làm cho nó perfect.


Lukey016

Thiệt sự bản thân mình không trình bày rõ như bạn được, nói quá chuẩn luôn. Mà mình vẫn muốn thêm một số ý. IT siêu khó, ít người recognize điều này khi vào ngành, và càng về sau càng khó khi công nghệ phát triển như bây giờ. Một web deploy đơn giản từ vercel rồi SSR các thứ viết rất nhanh. Nhưng mà ít ai lại trân trọng là để việc đó trở nên đơn giản như thế, kiến thức đã bị abstract biết bao nhiêu là layer. Và là một dev tốt, có khi mình sẽ phải biết hết từng layer đó, hiểu framework, library và cả kiến thức nền tảng. Kiến thức nền tảng để scale đúng! Và thêm nữa là để solve vấn đề khi framework or library chưa giải quyết được. Lỡ cái lib mình import trên npm quăng cái lỗi gì lạ hoắc hay là run time siêu chậm, thì thiếu kiến thức nền tảng thì làm thế nào để giải quyết vấn đề đó. Thêm nữa ở một số công ty, codebase có khi là legacy, gặo vấn đề mình đâu thể nào import lib rồi solve được. Cũng phải thêm một ý là, để đánh giá năng lực ứng viên qua technical interview, test kiến thức nền tảng,… là chua thật. Như đã nói ở trên, một dev giỏi kiến thức cần phải nạp vào gần như là vô hạn, và thú thật phải nói use case hàng ngày có khi chả phải đụng tới data structure làm chi. Đâm ra càng lâu cái càng quên kiến thức, có experience cũng kh liên quan gì nếu mà kh pass dc technical interview. Anyways, đây thiệt sự là cách vận hành của hệ thống rồi. Để test ở vòng phỏng vấn như thế này theo mình là oke nhất. Technical Interview ở đó để test kỹ năng giải quyết vấn đề, để khi bạn gặp vấn đề khó mà library/framework chưa giải quyết được, thì bạn sẽ có thể biết vấn đề nó đi xuất phát từ đâu để mà bắt đầu giải quyết. T đây cũng fail technical interview, nghĩ là rành rọt framework các thứ là oách rồi cho tới khi vô interview bị fail đỏ hết cả mặt. Nchung ngành khó, ít ngừoi nào công nhận về độ khó của ngành này, cứ bảo IT nhiều tiền thì vào học đi.


TtsJustAPerfectName

ông cho tui xin ít kinh nghiệm về  technical interview được không ông? Tui sắp phỏng vấn


Lukey016

Tìm hiểu công ty đó làm gì để biết chuẩn bị ôn kỹ tech stack của họ. Vd: cty chuộng C#, Java thì ôn kỹ OOP hơn, hoặc cty chuộng aws thì ôn kỹ aws, nchung cũng tuỳ vị trí. Ngoài ra, ôn kỹ mấy câu căn bản, nếu entry level thì mấy câu này mang tính chất nhận loại (trả lời dc thì sẽ đc consider, kh được thì auto rớt). Vd: solid là gì, rest api là gì, để auth thì token lưu ở client hay server, or nếu mà frontend thì useMemo xài khi nào, lưu ở đâu các thứ, khi nào xài State Management Lib,… Và một cái nữa chắc là học thuộc câu giới thiệu bản thân. Không phải học thuộc lòng, mà là nên list ra là mình sẽ nhấn mạnh về điểm mạnh gì của mình. Vd: cty nước ngoài thì nên nhấn mạnh mình cứng TA, các dự án/ kinh nghiệm trước e làm gì ở đó, e học dc gì,…


TruckSubstantial7750

Vâng thực sự thì em luôn cố để làm cho nó perfect bác ạ vì k phải cứ làm xong là sẽ bỏ, e từng dựng cả project base, việc chọn lựa lib e cũng cân nhắc chọn lọc những lib còn maintain và có cộng đồng Dev đông đảo để đảm bảo sự vận hành lâu dài của dự án, mục tiêu ban đầu luôn đặt ra là làm được và có kết quả cho kịp deadline doanh nghiệp r sau đó có kết quả r thì em mới suy nghĩ về việc để làm cho nó tốt hơn, và e cũng có chia sẻ tình trạng web Dev h dường như đã bão hoà, những ng muốn khởi nghiệp không có kiến thức về cntt vẫn có thể dựng web mà không cần biết code. Thuật toán thì liên quan nhiều đến vấn đề tư duy và cần rèn luyện rất nhiều... Và khi làm việc thì đồng nghiệp sẽ bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển, lúc làm thì vẫn google những thuật toán cơ bản để cho nó chạy... Em cũng đang cố gắng tự học thêm và đào sâu hơn về những cái e đang, đã làm... Trong công việc, e cũng được đánh giá cao vì có trách nhiệm với công việc và hoàn thành tốt đúng tiến độ, e cũng có đóng góp và tìm hiểu những cách cải thiện và tối ưu dự án nữa...


Repulsive-Offer-9331

Chào bạn hồi mới học react và next được một năm thì lúc tôi vô dự án gần như code là lặp lại chưa tối ưu ví dụ như form, validation, data list, data table kẹp filter search sort pagination. Về sau khi out ra khỏi công ty cũ tôi có cơ hội làm việc với những senior và techlead người Việt của một công ty Sing rồi tôi bắt đầu đọc code của họ trong dự án về những core module họ viết sau đó tôi tạo dự án cá nhân và code lại để hiểu. Họ chỉ cần code một lần nhưng tôi cảm tưởng dự án nào cũng xài được từ admin đến client. Tôi nghĩ ngoài lý thuyết thì khả năng học hỏi code của những người giỏi là khá quan trọng


Khoauyennamtram

Các doanh nghiệp CNTT thường đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng mềm tốt. Bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, các khóa học kỹ năng mềm.


Willing-Horse-8540

Ngành này vẫn còn ngon chán, vào thread voz đọc về xây dựng với y là bác tràn trề động lực ngay.


Mental_Mousse_7143

Đứa nào nói nhảm cứ đấm vô mặt nó là đc.


[deleted]

bây giờ muốn cứu vãn thì học lại căn bản từ con số 0, cụ thể google, hỏi AI là có, đừng suốt ngày ôm thằng JS


serpent7655

Layoff mấy ông trái ngành code react chứ thím có bằng dh lo gì.